Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Chiếc gương thần kỳ

Clip viral minh họa cho quá trình gọi vốn cộng đồng crowdfunding cho ý tưởng thành hiện thực. Clip được thực hiện bởi các sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH).


Chiếc gương thần kỳ

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Thông Báo: FirstStep phổ biến kiến thức về Crowdfunding trên Blog mới

Nhằm phổ biến kiến thức về crowdfunding cho cộng đồng, FirstStep đã thực hiện một trang blog mới để phổ biến và tra cứu dễ dàng hơn kiến thức về Crowdfunding và Startup.

Trang web bao gồm 6 chuyên mục: Crowdfunding, Startup, Thư viện ý tưởng, Sách đầu giường, Học để hành, Kết nối

FirstStep hy vọng rằng với trang blog phổ biến kiến thức mới. Người Việt Nam sẽ dễ dàng tìm hiểu và tra cứu về crowdfunding, startup nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, FirstStep cũng giới thiệu các ý tưởng độc đáo trên thế giới và tại Việt Nam để mọi người hiểu rằng: Ý tưởng ai cũng có nhưng việc thực hiện ý tưởng là cả một quá trình  nỗ lực không ngừng.

FirstStep cũng mong muốn giới thiệu những đầu sách hay về crowdfunding và startup cũng như những sự kiện kết nối để nhằm phát triển một cộng đồng startup lớn mạnh. FirstStep hy vọng rằng với nỗ lực nhỏ nhoi của mình, FirstStep sẽ là cổng thông tin kiến thức và crowdfunding chung của cộng đồng startup Việt Nam.






Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Ý tưởng tốt, người thân đánh giá cao, bạn mong muốn biến nó thành hiện thực. Hãy cân nhắc việc gọi vốn cho ý tưởng của bạn bằng crowdfunding nếu bạn thấy được năm dấu hiệu sau: 



1. Dự án của bạn phải đủ sức thuyết phục

Bạn có một niềm đam mê cháy bỏng với dự án của mình? Bạn thật sự tâm huyết với những điều mình sẽ làm? Đừng ngại kể một câu chuyện hấp dẫn về nó: đó có thể là cơ duyên mang ý tưởng đến với bạn, có thể là viễn cảnh tuyệt vời khi dự án thành công hoặc bất cứ điều gì mang lại sự độc đáo, mới lạ giúp khơi dậy cảm hứng cho cộng đồng bạn muốn hướng tới.

Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của bạn là huy động vốn thành công nên một lời kêu gọi thuyết phục để cộng đồng hành động là vô cùng cần thiết trong thông điệp mà bạn truyền tải.

2. Bạn được sự khuyến khích từ người thân và bạn bè thân thiết.

Sau quá trình thai nghén dự án, bạn nên chia sẻ nó với bạn bè người thân của mình một cách chân thành và chi tiết nhất có thể. Nếu bạn được sự khuyến khích và ủng hộ của họ, đó là dấu hiệu tốt đầu tiên của thị trường cho ý tưởng của bạn.

Cần đảm bảo rằng nhóm đối tượng này tham gia góp vốn ngay từ ban đầu, vì phần vốn góp này không chỉ có ý nghĩa động viên đối với cá nhân bạn, mà còn là “bảo chứng” khuyến khích người khác hành động vì yếu tố “tâm lý đám đông”.

3. Đảm bảo có nhiều bạn bè ủng hộ bạn

Hãy xem xét trong các mối quan hệ hiện tại những nhóm bạn bè có khả năng ủng hộ và hứng thú với dự án của bạn để đầu tư thời gian cho họ. Bạn chỉ cần tiếp xúc với một nhóm đối tượng nhỏ, vì nếu chọn lựa của bạn phù hợp và hiệu quả tiếp cận tốt - dự án của bạn thật sự gây hứng thú cho họ thì họ sẽ là nhân tố truyền miệng miễn phí và hữu hiệu cho những người khác. Việc làm này cần được thực hiện trước khi bạn gọi vốn bằng crowdfunding.

4. Khai thác nhóm cộng đồng hiện tại mà bạn có

Bạn là thanh viên của một hoặc vài nhóm cộng đồng trên mạng xã hội?
Bạn đã nổ lực hoạt động và tạo mối quan hệ với nhóm cộng đồng này?
Bạn từng quyên tiền cho một tổ chức và họ có đủ tiềm lực để ủng hộ ngược lại bạn?

Quá tốt! Hãy tranh thủ mọi sự ủng hộ bạn có để gia tăng nguồn vốn góp cho dự án thông qua việc kêu gọi mọi người tham gia. Tuy nhiên, “có qua có lại mới toại lòng nhau”, việc đền đáp lại sự ủng hộ của các nhóm đối tượng là vô cùng cần thiết. Bạn đừng nề hà việc bỏ thời gian, công sức và một ít tiền bạc để chuẩn bị những món quà hấp dẫn và ý nghĩa cho những người tham gia đóng góp.

5. Dự án của bạn ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng

Ý tưởng của bạn phải chắc chắn mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng bằng tinh thần hoặc vật chất (tốt nhất là giá trị tinh thần càng cao càng tốt).
Khi câu chuyện của bạn gây hứng thú và có tác động tích cực đến nhóm khán giả mục tiêu, nó cũng có thể thu hút được thiện cảm của các phương tiện thông tin đại chúng.

Cuối cùng, nhưng không kém quan trọng, hãy chắc rằng bạn đã dành đủ thời gian để nghiên cứu các dự án huy động vốn cộng đồng (cả dự án thành công và dự án thất bại) về cách họ xây dựng cộng đồng hỗ trợ họ để giảm thiểu tối đa rủi ro cho dự án.



FirstStep.vn

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Giúp Hy Lạp trả nợ bằng Crowdfunding: Thất bại báo trước

Sau một tuần trôi qua, chiến dịch crowdfunding số tiền gây quỹ trả nợ cho Hy Lạp chưa nhích khỏi 1% dù có hơn 100 ngàn người tham gia. Chuyện gì đã xảy ra?

Sai mô hình! Tại sao lại sai khi crowdfunding đang nở rộ trên khắp thế giới, thậm chí nhiều dự án crowdfunding đã thành công với dự án hàng trăm triệu USD.

Vấn đề là ở chỗ như mọi hình thức vay vốn khác, crowdfunding chỉ có thể đáp ứng cho một nhu cầu nhất định. Nó không phải là chìa khóa thần kỳ cho mọi nhu cầu vay vốn bất kỳ.

Có thể điểm qua 3 giai đoạn phát triển chính của Crowdfunding như sau:

- Khởi đầu của crowdfunding là một mô hình tín dụng cộng đồng, phục vụ cho những hộ gia đình nông thôn nhỏ của Ireland. Quy mô sản xuất nhỏ, tài sản đảm bảo ít giá trị, lĩnh vực sinh lời ít và rủi ro cực cao, vì thế những người nông dân Ireland không thể tiếp cận ngân hàng.

- Qua thời gian, crowdfunding tiến hóa lên mô hình góp vốn chung sức kinh doanh và chuyển thành cổ phần hoặc ưu đãi khi qua giai đoạn phát triển ban đầu. Song song với đó là sự ra đời của các tổ chức cứu trợ lớn và dẫn tới khai sinh mô hình chung sức làm từ thiện cho vùng thiên tai, thảm họa…

- Cuối cùng, internet ra đời đã dẫn đến mô hình crowdfunding gửi quà thưởng cho người đóng góp, xóa nhòa ranh giới các quốc gia. Nhưng tất cả những mô hình đó đều hỗ trợ cho những ý tưởng mới, từ thiện phi lợi nhuận, vay vốn tầm địa phương và góp vốn chung sức. Nhưng trên hết, dự án crowdfunding đó phải mang lại ích lợi thực sự cho cộng đồng.

Các câu hỏi đặt ra là: Trả nợ cho Hy Lạp có lợi gì cho cộng đồng? Cộng đồng ở đây có phải là EU? Và ngay chính người Hy Lạp có quan tâm đến chiến dịch này?
Chủ dự án crowdfunding trả nợ cho Hy Lạp này là một công dân Anh. Chủ dự án chỉ muốn làm gì đó cho Hy Lạp với nhiều luồng thông tin tiêu cực về sự vỡ nợ của Hy Lạp. Nhưng khi thực hiện có những sai lầm là:

- Với internet, cả thế giới biết nguyên nhân chính xác sự vỡ nợ của Hy Lạp. Chủ dự án chỉ là một cá nhân hoàn toàn không đại diện cho cả nước, nếu là chính Thủ tương Hy Lạp có thể tạo uy tín mạnh hơn. Nhưng đáng tiếc thay, Thủ tướng Hy Lạp không nhận được thiện cảm do chính sách của mình.

- Trong khi công dân của những nước Đông Âu và Baltic tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng EU. Người Hy Lạp, một thành viên lâu năm dường nhưng có rất ít đóng góp. Không những thế, Hy Lạp góp phần làm chao đảo khu vực đồng Euro, gian dối với những chi tiêu công, thâm hụt ngân sách lớn những lại công bố thấp. Cộng đồng liệu còn chút niềm tin nào khi bạn gian dối?

- Hệ thống phần thưởng nghe bất khả thi. Chủ dự án hoàn toàn chưa liên hệ gì với Thủ tướng Hy Lạp về postcard có chữ ký của ông ấy. Nhưng do đây là gói ủng hộ thấp nhất nên nó thu hút hơn 40% số người đóng góp có lấy phần thưởng. Còn lại là các sản phẩm từ Hy Lạp không hề có chút gì đặc trưng ngoài việc nó được làm tại Hy Lạp mà người dân EU có nhiều sự chọn lựa tốt hơn.

Có lẽ, kết quả của dự án crowdfunding này đã được nhiều người dự đoán trước. Nhưng có lẽ những ai đang làm mô hình này cũng mong rằng có nhiệm màu nào xảy ra để crowdfunding được nhiều người biết đến và giúp cho nhiều ý tưởng trở thành hiện thực với sự trợ lực từ cộng đồng.


 
Mô hình thành công cơ bản cho một dự án crowdfunding

Xem hình gốc tại đây

Chuyện bên lề dự án crowdfunding trả nợ cho Hy Lạp:

- Trong số 5 quốc gia góp nhiều nhất cho dự  án này là Đức. Đức là quốc gia chủ nợ lớn nhất của Hy Lạp
- Quốc gia đang bên bờ vực sóng gió khủng hoảng cũng góp mặt trong 5 nước đóng góp nhiều nhất là Tây Ban Nha.
- Công dân từ 167 nước đã tham gia đóng góp cho dự án crowdfunding này.
- Postcard có chữ ký của Thủ tướng Hy Lạp chính là phần thưởng nhiều người đăng ký nhất.
- 72% nam giới đóng góp, nữ giới chiếm phần còn lại



Thông kê của Indiegogo sau 3 ngày dự án được công bố

Xem hình gốc tại đây

FirstStep.vn